Header Ads Widget

Khớp cắn sâu gây tác hại gì?

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến, gây mất cân bằng giữa hai cung hàm. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai, tình trạng này còn làm cho gương mặt và nét nhìn nghiêng mất đi sự hài hòa, khiến nhiều người trở nên tự ti. 

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là hiện tượng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới khi ở trạng thái đóng chặt hàm. Thông thường, độ cắn sâu từ 1 – 3mm được xem là bình thường (răng hàm dưới bị che phủ ¼ khi đóng hàm). Nếu vượt quá mức này (4 – 10mm hoặc hơn) sẽ tạo ra sự sai lệch bất thường ở cung hàm, khiến răng hàm dưới có thể bị lọt thỏm hoặc khuất sau răng hàm trên.

Mức độ cắn sâu được xác định dựa trên tỷ lệ che lấp của răng trên với răng dưới. Cắn sâu có thể ở các tỷ lệ như 30 – 50 – 100%, nếu tỷ lệ càng lớn thì việc điều trị sẽ càng phức tạp hơn.

Nguyên nhân gây khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Do răng: Người có răng khấp khểnh, bất cân xứng ở vị trí và kích thước xương hàm. Thói quen đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa, mút ngón tay, dùng núm vú giả và bình sữa ở trẻ nhỏ đều khiến cho răng hàm dưới mọc cụp vào trong, gây khớp cắn sâu.

  • Do xương hàm: Xương hàm trên quá to và dài, xương hàm dưới quá nhỏ và ngắn khiến cho các răng mọc lên và không được sắp xếp đúng cách, dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu.

  • Các yếu tố nguy cơ: Một số nguyên nhân khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị khớp cắn sâu và hô như nghiến răng, cắn móng tay, nhai các vật cứng, mất răng sữa nhưng không được phục hình sớm.

Khớp cắn sâu gây hại gì? 

Một số ảnh hưởng của khớp cắn sâu bạn cần chú ý:

  • Mất thẩm mỹ: Tổng thể gương mặt bị thay đổi, mất đi nét hài hòa và cân đối, đồng thời gây ra sự thiếu tự nhiên khi cười, tạo cảm giác tự ti trong giao tiếp hàng ngày.

  • Gây tổn thương nướu: Phần răng dưới tác động đến chân nướu của răng trên, lâu dần gây tụt nướu, làm lộ chân răng và có thể dẫn đến các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu, chảy máu nướu.

  • Giảm chức năng ăn nhai: Khớp cắn sai lệch khiến cho việc ăn nhai không thoải mái, khó khăn khi nghiền nhuyễn thức ăn và dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

  • Ảnh hưởng khớp thái dương: Nếu không điều trị khớp cắn sâu sớm có thể dẫn tình trạng rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm. Người bị khớp cắn sâu sẽ cảm thấy đau nhức ở hàm, cổ, đầu, tai và bị cứng khớp.


Từ đây có thể thấy rằng, người bị khớp cắn sâu cần được điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp để hạn chế các biến chứng về sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ toàn bộ gương mặt.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/roi-loan-khop-thai-duong-ham-la-gi-dieu-tri-nhu-the-nao/