Header Ads Widget

Hiểu rõ về bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương - hàm là chứng bệnh xảy ra ở các cơ nhai, khớp thái dương hàm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi mở miệng nói chuyện hay nhai thức ăn. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn này khá đa dạng như chấn thương xương hàm, viêm khớp, hàm siết quá chặt, thói quen nghiến răng,... Vậy rối loạn khớp thái dương hàm là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì? 

Khớp thái dương hàm là khớp nằm ở hai bên đầu, ngay phía trước tai, nối xương hàm dưới với xương thái dương. Để hệ cơ xương hoạt động bình thường, đảm bảo việc nhai, nuốt, nói hoặc ngáp, khớp thái dương hàm cần xoay hoặc di chuyển ra trước - sau, từ bên này sang bên kia. Chứng rối loạn khớp thái dương - hàm tình trạng trạng cơ, xương hoặc các mô khác thuộc khớp này bị tổn thương. 

Khi đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: đau, nhức trong hoặc xung quanh tai, khớp hàm, cơ hàm, mặt hoặc thái dương. Các hoạt động nhai thức ăn, ngáp, nói chuyện,... liên quan đến khớp thái dương - hàm cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí ở một số người, chứng rối loạn nặng khiến họ khó có thể đóng hoặc mở miệng, phát ra tiếng kêu lạo xạo khi dùng cơ xương hàm, nhai ngáp hoặc mở miệng.

Biểu hiện ban đầu của chứng rối loạn khớp thái dương - hàm thường không rõ ràng, nhiều người chỉ có triệu chứng thoáng qua rồi khỏi nên hầu hết mọi người không bận tâm. Song không ít người bệnh tiến triển âm thầm, phát hiện và điều trị muộn nên rất khó điều trị, ảnh hưởng rất lớn đến cơ xương hàm, hoạt động nhai, nói chuyện hàng ngày.

Triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm


Tỉ lệ mắc chứng rối loạn khớp thái dương - hàm ở nữ giới cao hơn so với nam giới, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân lý giải chính xác song được cho là có liên quan đến thay đổi nội tiết tố.

Kết luận này dựa trên cơ sở là các nghiên cứu về ảnh hưởng của các thụ thể estrogen trong não và mô hàm, có thể làm tăng căng thẳng, khiến não thiếu khả năng điều hướng và kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, hormone progesterone cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của xương, sụn, protein trong cơ thể và cũng liên quan đến chứng bệnh này.

Những người mắc hội chứng rối loạn khớp thái dương - hàm có thể gặp những triệu chứng sau đây thoáng qua hoặc liên tục xuất hiện bao gồm:

  • Cảm giác đau vùng trước tai hoặc trong tai.

  • Đau ở các cơ nhai như: vùng dưới hàm, vùng góc hàm.

  • Cảm giác đau, mỏi vùng cơ hàm khi hoạt động liên quan như: há miệng, ăn, nhai thức ăn, nói chuyện, siết chặt hai hàm, nhai thức ăn cứng,...

  • Khi mở hoặc đóng hàm nghe rõ tiếng kêu lục cục do các khớp.

  • Đau có thể lan đến vùng thái dương, các cơ vùng cổ vai gáy, đau vùng trước tai và trong tai.

  • Đau nhức đầu, nửa đầu.

  • Cứng khớp hàm khiến người bệnh gặp khó khăn khi há miệng lớn.

Hầu hết người bệnh ở giai đoạn đầu không nhận thấy rõ các triệu chứng rối loạn khớp thái dương - hàm vì những triệu chứng này tương đối nhẹ và không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên khi kéo dài thời gian, khớp này bị rối loạn nặng thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dan-su-veneer-phuong-phap-tham-my-rang-duoc-ua-chuong-nhat-hien-nay-voi-triet-ly-xam-lan-toi-thieu/