Header Ads Widget

Các giai đoạn của bệnh trĩ nội

Trĩ nội là bệnh gì và các giai đoạn của trĩ nội?

Theo thống kê, có đến ¾ dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Bệnh trĩ được chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về trĩ nội, cách phòng tránh cũng như chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh.

Trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.



Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.

Biểu hiện của trĩ nội

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà trĩ nội sẽ có những biểu hiện khác nhau.

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1: Đi vệ sinh ra máu, mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra. Bên cạnh đó, do dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt bệnh nhân cảm thấy khó chịu.

(Xem thêm: tang suc de khang)

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Ở mức độ này, khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 3: Các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.

Phòng ngừa bệnh trĩ nội

Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cách tốt nhất là giữ cho phân mềm khi đi qua lỗ hậu môn. Có thể kể đến một số biện pháp để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ sau:

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.

Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

Bổ sung thêm nhiều rau củ quả, chất xơ giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày.

Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh trĩ, nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc.

Tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.

Hạn chế ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có các cách điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ nội không phải là căn bệnh khó chữa tuy nhiên cần phải được điều trị sớm và cần có tính kiên trì. Có thể sử dụng thuốc uống và thuốc đặt để chữa trị làm giảm các triệu chứng của bệnh mà không cần đến phẫu thuật.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong các biện pháp chữa trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu. Vậy bệnh trĩ nội kiêng ăn gì? Bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh cần kiêng những thực phẩm khó tiêu, không uống rượu, bia và sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.

Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su, hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.

Nguồn: BenhTri.net